Lịch sử y dược

SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH DƯỢC HỌC TRÊN THẾ GIỚI

 

I. NGÀNH DƯỢC HỌC TRÊN THẾ GIỚI
Trong lịch sử hình thành và phát triển ngành dược học đã trải qua một quá trình lịch sử lâu dài. Từ cách bào chế thuốc dân gian đúc kết từ thời kì trước Công nguyên (TCN) cho tới sự ra đời của cả một ngành công nghiệp bào chế dược phẩm, bước ngoặt của quá trình này chỉ bắt đầu diễn ra từ đầu thế kỷ 19 và được xem là dấu mốc cho lịch sử phát triển của ngành dược học ngày nay.
Ban đầu, việc pha chế dược liệu chỉ đơn giản là cách chiết xuất một số dược chất từ một số loại thực vật trong thiên nhiên. Pha chế dược liệu bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ thứ 6 TCN và được ghi chép lại thành tài liệu nghiên cứu trong khoảng thế kỷ thứ 3 – thứ 4 sau CN.
Tới thế kỷ 16 - 17, những cuốn sách sưu tập các loại đơn thuốc dành cho các loại bệnh và một số tên thuốc cổ đã được xuất bản tại xứ Catalan. Song phải tới tận thế kỷ 19, ngành công nghiệp dược phẩm mới thực sự hình thành và phát triển.
II. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DƯỢC HỌC PHƯƠNG TÂY
Ngành dược phương Tây phát triển dựa trên nền tảng kiến thức và kinh nghiệm của y dược học Hy Lạp và La Mã.
2.1. Thời Trung cổ
Sau thời cổ đại, châu Âu bước vào Thời trung cổ (575 – 1300) với sự ảnh hưởng rất lớn của giáo hội Thiên chúa giáo. Trong suốt thời Trung cổ, Dược liệu học cũng như các môn khoa học nói chung không thể phát triển. Các tài liệu của Hyppocrates, Celus, Dioscorides, Galen trở thành kinh thánh trong y học. Điểm đáng ghi nhận của thời kỳ này là sự xâm nhập của y học A Rập cào châu Âu. Người Saracen (một tộc ngươi ở Bắc A Rập) đã đưa các hiệu thuốc vào châu Âu ở thế kỷ thứ VII – VIII. Thời kỳ này có Aciven (980 – 1037) thầy thuốc A Rập rất nổi tiếng ở phương Tây. Vào thế kỷ XIII – XIV có sự ra đời về các phường hội Dược ở Pháp.
2.2. Thời Phục hưng
Trong rất nhiều thế kỷ, việc sử dụng cây thuốc chủ yếu là dựa trên sách vở của Dioscorides, Galen v.v… Dược liệu học chỉ dừng lại ở mức độ mô tả các đặc điểm hình thái và sử dụng các dạng chế phẩm đơn giản như cao thuốc, rượu thuốc, dấm thuốc…
Đến thời Phục hưng (1300 – 1650), Paracelsus (1490 – 1541) – một y sĩ người Thụy Sĩ đã đưa ra khái niệm về hoạt chất của dược liệu. Ông cũng là người đẩy mạnh việc sử dụng các khoáng vật làm thuốc tại châu Âu. Ông kêu gọi việc sử dụng các phương thuốc độc vị thay cho các bài thuốc gồm nhiều vị. Paracelsus cũng cho rằng các hoạt chất phải được chế tạo từ đá, các chất tinh túy của cây thuốc phải được chiết xuất. Những ý tưởng đó sau này được áp dụng rộng rãi trong y dược học hiện đại phương Tây.
2.3. Thời cận đại
Sau thời Phục hưng là Kỷ ánh sáng (1650 – 1750) của Thời cận đại, ngành dược bắt đầu chấp nhận các lý thuyết của Paracelsus nhưng không loại bỏ những kinh nghiệm cũ. Các vườn cây thuốc, vườn thực vật xuất hiện và đóng vai trò rất quan trọng.
Những tiến bộ của điều trị được đánh dấu bởi Dale với cuốn Pharmacologia (1700) nhấn mạnh mục tiêu của y học là phải dựa trên nền tảng trị liệu. Đó được coi là thời điểm dược tách ra khỏi y trong y học phương Tây.
– C. Linnaeus (1707 – 1778) đặt ra hệ thống danh pháp cho động vật và thực vật.
– K.W. Scheele đã chiết được các acid thực vật và những chất khác vào cuối thế kỷ 18. Khởi đầu cho việc nghiên cứu thành phần hóa học của cây thuốc.
– F. Sertürner chiết được morphin từ thuốc phiện. Sự kiện này chứng minh khái niệm chất “tinh túy” của Paracelsus.
– Chất gây mê đầu tiên được tổng hợp (1842), khởi đầu sự hình thành của hóa dược học, tách dần ra khỏi dược liệu.
– Schleiden năm 1857 khám phá ra rằng có thể phân biệt được các dược liệu bằng cách quan sát chúng dưới kính hiển vi và tầm quan trọng của khảo sát mô học trong chống nhầm lẫn và giả tạo các vị thuốc.
– Eijkman đưa ra khái niệm vitamin (1896).
– J. Abel đã chiết được epinephrin từ động vật (1897), chứng minh rằng có thể sản xuất các chất có tác dụng sinh lý đặc hiệu từ các tuyến nội tiết của động vật…
2.4. Sự phát triển của dược liệu học thế kỷ XX
Thời hiện đại, sự phát triển của các môn khoa học cơ bản, đặc biệt là hóa học và các phương pháp phân tích hóa lý, quang phổ đã tạo ra những công cụ mới hết sức hữu hiệu cho nghiên cứu dược liệu.
Sự ra đời của kỹ thuật sắc ký (Tsvets, 1903) làm cho việc phân tích, phân lập các chất trở lên đơn giản và hiệu quả hơn. Các phương pháp sắc ký điều chế đã giúp cho việc chiết tách các chất có hàm lượng thấp trong hỗn hợp phức tạp.
Các phương pháp phân tích dụng cụ, đặc biệt các thiết bị sắc ký ghép nối với các thiêt bị quang phổ đã giúp cho việc nhận định và xác định hàm lượng các chất trong những hỗn hợp phức tạp với độ nhạy rất cao. Các thiết bị quang phổ đã giúp cho việc xác định cấu trúc các chất trở nên dễ dàng hơn, nhanh và tốn ít mẫu hơn.
Vào cuối thế kỷ 20, việc nghiên cứu các cây thuốc có định hướng bằng sự kết hợp của các thử nghiệm tác dụng sinh học với các nghiên cứu thành phần hóa học đã giúp cho việc tìm ra các chất trong cây cỏ có hoạt tinh trị liệu trở nên nhanh chóng, ít tốn kém hơn và với cơ may thành công lớn hơn.
Sự phát triển của sinh học đặc biệt là sinh học phân tử đã giúp cho việc chọn lọc nhân giống tạo ra nguồn nguyên liệu có chất lượng cao với các kỹ thuật gây đột biến , nuối cấy mô, chuyển gen v.v…
Đặc biệt thời kỳ này là sự phát triển bùng nổ của thuốc tân dược gắn liền với sự phát triển của Tây Y và được du nhập vào các nước phương Đông trong đó có Việt Nam.
III. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM
1. Tổng quan về ngành Dược Việt Nam
Hiểu một cách đơn giản thì ngành Dược là một lĩnh vực liên quan đến thuốc và dược phẩm. Ngành Dược được chia thành nhiều mảng nhỏ như: nghiên cứu thuốc, sản xuất thuốc, quản lý thuốc, phân phối thuốc, kinh doanh thuốc… Tại Việt Nam, ngành Dược Tây y đã phát triển vào thập niên 90, nhưng chỉ thực sự phát triển khi nền kinh tế bước vào hội nhập và phát triển bền vững.
Những người hành nghề Dược còn được gọi là Dược sĩ hoặc thầy thuốc. Công việc chính của họ là bán thuốc theo sự kê đơn của bác sĩ, đồng thời giới thiệu và hướng dẫn khách hàng cách sử dụng thuốc an toàn trong quá trình điều trị bệnh. Bên cạnh đó, Dược sĩ cũng có thể trực tiếp làm việc tại những công ty chuyên sản xuất dược phẩm, cung ứng và phân phối dược phẩm, kiểm tra chất lượng thuốc, nghiên cứu các loại thuốc mới.
Sản phẩm của ngành Dược rất phong phú và đa dạng về chủng loại, bao gồm các loại thuốc đông dược, tân dược với chức năng phòng tránh, điều trị bệnh và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng. Trong cuộc sống hiện nay, mọi người đều cần sử dụng các sản dược thuốc ở mức độ khác nhau, từ viên thuốc cảm sốt, thuốc bổ thông thường đến những loại thuốc đặc biệt để trị các chứng bệnh nan y. Do đó, sản phẩm của ngành Dược mang tính phổ thông cao. Sản phẩm dược ở Việt Nam được phân làm hai loại căn cứ trên nguồn gốc thuốc, cụ thể:
Tân dược
Tân dược được du nhập vào nước ta cùng với nền y học hiện đại (Tây y) nên thường gọi là thuốc Tây. Đó là những loại thuốc được sản xuất từ các loại hóa chất, một số loại vi nấm, tổng hợp các hợp chất hóa học giống các hợp chất từ cây cỏ, được bào chế dưới dạng tinh khiết hoặc một số hợp chất tự nhiên bán tổng hợp thành chất khác. Một số ít tân dược được bào chế từ sản phẩm động vật.
Tân dược có hiệu lực trị bệnh mạnh và nhanh, lại rất tiện dụng cho người sử dụng. Tuy nhiên, vì nguồn gốc chủ yếu của tân dược là từ hóa chất do đó có thể gây một số phản ứng phụ tác dụng bất lợi cho người bệnh, có thể gây kháng thuốc, ô nhiễm môi trường. Do có những nhược điểm trên của thuốc tây (Tân dược), nên xu hướng trên thế giới hiện nay các nước phát triển đang tập trung đẩy mạnh phát triển ngành dược sinh học nên một tầm cao mới (Áp dụng khoa học công nghệ cao vào Đông dược) để sản xuất ra các loại thuốc từ các thành phần tự nhiên, an toàn, hiệu quả cao, không gây ô nhiễm môi trường và giải quyết được nhiều loại bệnh mà thuốc Đông dược và thuốc Tân dược thế hệ trước không giải quyết được.
Đông dược
Đông dược gắn liền với nền y học cổ truyền hay còn gọi là Đông y. Đó là những sản phẩm thuốc được làm từ các nguyên liệu nguồn gốc từ thực vật (dược liệu) như cây cỏ, thân, lá củ, quả, khoáng vật, động vật. Hiện nay, một số Đông dược vẫn được bào chế theo phương pháp cổ truyền và một số loại thuốc khác được bào chế dưới dạng hiện đại như viên nén, viên nang, chè tan… để tạo nên sự tiện dụng cho người dùng. Nhưng về cơ bản vẫn là chiết tách tổng hợp các hợp chất trong thực vật về bản chất chỉ là thay cho việc sắc thuốc truyền thống, nhằm mục đích tiện dụng cho người bệnh. Chính vì lẽ đó mà chúng vẫn không khắc phục được những hạn chế của Đông dược đó là: Hoạt lực kém, hàm lượng hoạt chất có dược tính rất thấp dẫn tới hiệu quả trị bệnh không cao chưa kể là chúng còn chứa một số thành phần không tốt cho sức khỏe người bệnh.
Đông dược thường hiệu lực trị bệnh chậm hơn tân dược, nhưng Đông dược lại có thể giải quyết một số căn bệnh mãn tính theo cơ chế điều hòa cân bằng cho cơ thể. Đây chính là điểm mạnh riêng của các sản phẩm thuốc Đông dược mà y học hiện đại không thể phủ nhận.
Trong xã hội hiện nay, Dược là ngành học có tác động, ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe người bệnh nên chính vì thế, chất lượng đào tạo ngành Dược cũng được đặt lên hàng đầu.
2. Sơ lược lịch sử ngành Dược Việt Nam
Trong lịch sử ngành y dược Việt Nam, từ thời Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê, Tây Sơn đến triều Nguyễn, nền y dược dân tộc luôn được chú trọng và quan tâm phát triển. Đến năm 1858, trong thời kỳ Pháp thuộc, người Pháp đã đưa Tây y vào nước ta. Đến năm 1902, họ bắt đầu mở trường đào tạo Dược sĩ Hà Nội, tổ chức một số bệnh viện, bệnh xá ở các tỉnh, thành phố, phủ, huyện. Tuy nhiên, dưới sức ép của Pháp, nhiều dược sĩ không được phép mở cửa hiệu, viện nghiên cứu khai thác dược liệu trong nước cũng bị chèn ép, mảng Đông dược bị kìm hãm phát triển.
Giai đoạn 1946 – 1954: Đây là thời kỳ nước ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp, ngành dược vừa thiếu dược sĩ, công nhân, trang thiết bị, vật tư, vừa thiếu kinh nghiệm và tổ chức quản lý. Do đó, trong giai đoạn này, ngành chủ yếu phát triển theo hướng tự lực cánh sinh, tận dụng mọi nguyên liệu sẵn có từ cây thuốc trong nước. Thời kì này, Việt Nam đã sản xuất được thuốc chiến thương, Filatov, ống tiêm, kìm kẹp máu, dao mổ, kim khâu… Cũng trong giai đoạn này, tại tỉnh Thanh Hóa, chính quyền nước ta đã mở các lớp trung cấp đào tạo dược và ở chiến khu Việt Bắc có viện đại học dược và mở nhiều lớp dược tá ở các liên khu.
Giai đoạn 1954 – 1975, miền Bắc nước ta đang trong quá trình cải tạo ngành dược tự doanh, xây dựng phát triển ngành dược quốc doanh. Năm 1965, nhu cầu sử dụng thuốc tăng nhanh, nên hầu hết các xã đều có phong trào trồng và sử dụng cây thuốc nam. Từ đó hình thành một mạng lưới sản xuất dược hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương để có thể sản xuất thuốc men theo từng vùng theo hướng tự cung tự cấp.
Giai đoạn 1975 – 1990, ngành Dược trong thời kỳ này vẫn chỉ dựa vào khả năng sản xuất của các doanh nghiệp Dược nhà nước. Nhìn chung, các loại thuốc và dược phẩm hầu hết đều chưa quá chất lượng, chưa đạt chuẩn và giá còn khá đắt đỏ. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi nước ta mới trải qua các cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ rất ác liệt, giai đoạn này chủ yếu phục hồi sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Giai đoạn 1990 – 2005, ngành Dược Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Số lượng các công ty sản xuất dược phẩm và các nhà thuốc tăng đáng kể. Đặc biệt, quá trình tư nhân hóa ngành Dược trong thời gian này diễn ra rất mạnh.
Từ sau năm 2006, các công ty, doanh nghiệp ngành Dược đã được chú trọng đầu tư hơn. Bên cạnh đó đẩy mạnh công tác chế biến Dược để đáp ứng nhu cầu xã hội và đạt chuẩn, phù hợp với ngành Dược quốc tế, nâng cao giá trị và tầm quan trọng của ngành Dược hơn. Nhưng về cơ bản vẫn chiết tách tổng hợp thay cho thuốc sắc nên hiệu quả điều trị bệnh còn kém.

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA DƯỢC HỌC ĐÔNG Y VÀ DƯỢC HỌC TÂY Y

DƯỢC HỌC PHƯƠNG ĐÔNG
Dược học phương Đông được phát triển từ lý luận đến thực tiễn luôn gắn liền với tự nhiên và nguồn dược liệu là thực vật và động vật. Đặc biệt trong bộ Y Tông Tâm Lĩnh của Đại Danh Y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác cụ đã đặt nền móng xây dựng từ lý luận đến thực tiễn cho việc phòng và điều trị các loại bệnh, từ các bệnh thông thường tới các bệnh nan Y và đối với các đối tượng khác nhau từ nhi khoa tới sản khoa,…
DƯỢC HỌC PHƯƠNG TÂY (TÂN DƯỢC)
Từ nửa cuối thế kỷ 19 và thế kỷ 20 dược học phương Tây chủ yếu phát triển thuốc tân dược có nguồn gốc từ khoáng vật(hóa học) và phát triển mạnh mẽ từ lý luận đến thực tiễn gắn liền với sự phát triển của Tây Y.
Từ đầu thế kỷ 21 đến nay ngành dược học phương tây đã bắt đầu chú ý tới việc chiết tách các hoạt chất có nguồn gốc sinh học nhiều hơn. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và sự phát triển của ngành dược học thì ngành Y học cũng có sự phát triển và kế thừa cả Đông y và Tây Y nên một tầm cao mới.
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA DƯỢC HỌC PHƯƠNG ĐÔNG VÀ DƯỢC HỌC PHƯƠNG TÂY

Dược học Phương Đông (Thuốc Đông dược) do có nguồn gốc từ thực vật là chủ yếu, ngoài ra có một số bài thuốc nhất là của Trung Quốc có nguồn gốc động vật. Thuốc Đông dược khi bốc thuốc thầy thuốc bắt mạch, căn cứ sức khỏe, thể trạng của từng người bệnh, thời tiết,… nên chúng khá an toàn và tốt đối với sức khỏe con người, các hoạt chất trong thuốc Đông dược là tự nhiên do vậy phần lớn chúng tốt cho sức khỏe người bệnh. Nhưng thuốc Đông dược chúng có nhược điểm là những hoạt chất sinh học trong thực vật mà có khả năng điều trị bệnh thì hàm lượng rất thấp hoặc hoạt lực kém hơn Tân dược, nếu muốn chiết tách lấy riêng các hoạt chất có hoạt tính sinh học trong điều trị bệnh thì công nghệ chiết tách khó khăn, phức tạp, chi phí cao.
Thuốc Tân dược chủ yếu chúng có nguồn gốc từ khoáng vật (Hóa học), qua nghiên cứu khả năng điều trị bệnh (Lâm sàng) từ các chất , hoạt chất sau đó nhà sản xuất tổng hợp, điều chế và sản xuất ra các hợp chất đó từ các chất có trong khoáng vật. Tuy thuốc Tân dược có hoạt lực và hiệu quả cao hơn thuốc Đông dược nhưng chúng lại có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người bệnh, tăng nguy cơ kháng thuốc và gây ô nhiễm môi trường. Ngày nay khoa học công nghệ về chiết tách, tổng hợp các chất giống các hoạt chất tự nhiên đã phát triển, tuy nhiên để tổng hợp các chất hóa học thành các hợp chất giống hoạt chất sinh học trong tự nhiên để làm thuốc chữa bệnh (Tân dược) là rất khó khăn do cấu trúc phân tử không hoàn toàn như trong tự nhiên do vậy chúng vẫn có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người bệnh,…
Tóm lại Đông dược về bản chất là thuận theo tự nhiên và có sự gắn kết chặt chẽ với công nghệ sinh học. Ngày nay khoa học công nghệ phát triển và người ta đã ứng dụng công nghệ cao vào nghành công nghệ sinh học để tạo ra các loại thuốc như : Liệu pháp gen, tế bào gốc, chiết tách tổng hợp các hoạt chất tự nhiên để điều chế ra các hoạt chất sinh học mới nhằm mục đích khắc phục nhược điểm của thuốc Đông dược trong điều trị bệnh như nâng cao hoạt lực, tổng hợp được nhiều về lượng để có thể sản xuất được ở quy mô công nghiệp.
Đồng thời chúng ta cần hiểu rõ khái niệm thực phẩm chức năng và thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Đó là thực phẩm chức năng chỉ là cung cấp các dưỡng chất trong tự nhiên nhằm bồi bổ sức khỏe, không có khả năng điều trị bệnh. Còn thực phẩm bảo vệ sức khỏe chúng cũng có nguồn gốc từ tự nhiên và ngoài chức năng bồi bổ sức khỏe ra chúng còn có chức năng điều trị bệnh, đây chính là xu hướng của Dược Sinh Học đang hướng tới.
Thuốc Tân dược về bản chất luôn có sự gắn kết với công nghệ hóa học, công nghệ nhân tạo phỏng theo những hoạt chất sinh học trong tự nhiên nhưng những nhược điểm của chúng không thể khắc phục được như : Cấu trúc phân tử không hoàn toàn giống các hoạt chất sinh học trong tự nhiên nên ảnh hưởng không tốt (con dao hai lưỡi) đối với sức khỏe người bệnh trong điều trị bệnh, chúng có tác dụng chữa bệnh nhưng lại ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người bệnh, tăng nguy cơ kháng thuốc, sau khi điều trị cho người bệnh thuốc thải ra ngoài môi trường khó phân hủy và gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời thuốc Tân dược rất khó và gần như không thể điều trị được các bệnh liên quan đến tế bào và một số loại virus,…
Ngày nay xu hướng ở các nước phát triển trên thế giới là ứng dụng tiến bộ của khoa học và công nghệ để áp dụng vào lĩnh vực Đông dược (Sinh học) hay còn gọi là Sinh học dược để tận dụng được những ưu điểm của thuốc Đông dược nhưng nâng chúng lên một tầm cao mới, khắc phục triệt để những nhược điểm vốn có của Đông dược trước đây là: hoạt lực kém , hàm lượng hoạt chất có tác dụng trị bệnh thấp, nhằm sản xuất ra những loại thuốc sinh học mới có hoạt lực cao, số lượng lớn để điều trị hiệu quả các loại bệnh, kể cả những bệnh nan y mà thuốc Tân dược không thể điều trị được, đồng thời không để lại di chứng, bảo vệ tốt cho các tế bào khỏe mạnh, chống kháng thuốc và không gây ô nhiễm môi trường,...
Trải qua nhiều năm làm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu lâm sàng trên cơ sở những bài thuốc của Đại Danh Y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Công ty Cổ phần Công Nghệ Sinh học Hải Thượng đã là đơn vị tiên phong trong xu hướng ứng dụng khoa học công nghệ cao vào nghiên cứu để đưa lĩnh vực Đông dược phát triển lên tầm cao mới đó chính là: SINH HỌC DƯỢC, đây là xu hướng phát triển hiện nay cũng như trong tương lai của nhân loại bởi những ưu việt của chúng so với thuốc Đông dược và Tân dược thế hệ cũ. Trên cơ sở những bài thuốc của Đại Danh Y Lê Hữu Trác đối với bệnh ung thư, tiểu đường, viêm gan, dạ dày,…Công ty đã phối hợp với Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam chiết tách, phân lập và thử hoạt tính sinh học của các hoạt chất có tác dụng điều trị bệnh và tổng hợp ra các hoạt chất mới từ những hoạt chất này để khắc phục những nhược điểm của thuốc Đông dược là hoạt lực kém, hàm lượng thấp, loại bỏ những hoạt chất không tốt cho tế bào lành,…Đồng thời cũng khắc phục được những bất cập, nhược điểm của thuốc Tây (Tân dược).

Cảm ơn quý khách đã gửi liên hệ đến cho chúng tôi.
Chúng tôi sẽ kiểm tra và phản hồi cho quý khách trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn!